XEMMIENPHI.WAP.SH
wap giải trí miễn phí
Update hình ảnh người đẹp 2015
Tiểu thuyết tình yêu cảm động

Truyện ngắn hay - Bản tình ca mùa đông

Lượt xem :
Hắn đi chậm lại, vừa đi vừa giơ tay để xin đường. Vân nép vào bên phải hắn, không để ý tới chiếc điện thoại vẫn rung dữ dội trong túi quần...

***


Ở bên kia đối diện cổng trường đại học Thương Mại, Vân đứng chôn chân trên hè. Mắt cô bé thỉnh thoảng liếc qua chỗ điểm dừng xe bus, rồi lại nhìn ra phố giữa dòng người đang hối hả, xe máy, ô tô lao qua vùn vụt, vội vã khiến người nhìn cũng hoa mắt. Cứ mỗi lần xe bus dừng Vân lại mừng thầm, nhen nhóm lên một chút hi vọng nhưng khách lên rồi khách xuống. Người thì đi ngược chiều với Vân, người thì đi vào lối trường đại học Sân khấu điện ảnh, người thì vòng ra sau xe bus và sang đường mất hút. Điện thoại reo inh ỏi.

Truyện ngắn tình yêu hay nhất


- Cậu ơi, nhanh lên? Sắp đến nhóm mình rồi đấy, cậu còn không mang bài thảo luận đến là nhóm mình chết chắc.

- Ừ, tớ đang sang đường. Sẽ nhanh thôi.

7 phút, dòng người trên phố vẫn hối hả, còn Vân thì vẫn bất động. Điện thoại lại tiếp tục reo, tiếng điện thoại càng làm cho Vân thêm nóng ruột.

- Sao đang qua đường mà lâu vậy cậu ơi, nhóm 9 nó đang phản biện rồi đấy.

- Ừ, tớ biết rồi, tớ qua ngay đây.

Mấy bác xe ôm hình như nhận ra sự bất thường của Vân.

- Này cháu đi đâu bác chở. Ông xe ôm hỏi Vân

- Dạ... dạ không ạ.

- Đi đâu bác chở đi, chúng mày là sinh viên bác lấy rẻ chứ ai lấy đắt mà sợ.

Vân cười trừ với bác. Từ đây qua cổng trường chỉ mất có vài phút đi bộ. Nếu mà đi xe ôm, phải vòng lên trên nghĩa trang Mai Dịch mới có chỗ quay đầu, thì cũng chỉ mất 5 phút là cùng. Nhưng vì sợ sang đường mà phải đi xe ôm thì đúng là chuyện nực cười nhất thiên hạ, thà là không biết đường. Đằng này cái chữ "ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI" to lù lù trước mặt mà còn bảo "Bác ơi, bác cho cháu qua Thương Mại" thì mặt mũi cất vào đâu.

Qua đường đến bốn năm ở cái đoạn này mà vẫn lành lặn, Vân thấy mình thật may mắn. Từ ngày đường 32 được mở rộng, xe lớn xe nhỏ hình như không còn sợ hãi gì nữa. Đường to, đường đẹp thì tăng ga mà chạy cho mát tay, sợ gì. Thế nên ở đoạn này có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra và cũng là nỗi khiếp sợ của sinh viên mỗi lần sang đường. Có lần Vân với bạn sang đường, dù mắt đã quan sát rất cẩn thận, vẫn cảm giác cái xe máy cách Vân một đoạn sắp đâm vào mình. Vân đang nghĩ "không biết anh ta đi xe như thế có đâm trúng mình không?" thì cái xe đã lao tới thúc vào bạn và Vân, may mà anh ta đi cũng chậm, lại có lực giữ của hai người do hai đứa nắm tay đi sát nhau nên chỉ ngã nhoài, xây xát một chút, đi một mình chắc bị hất văng mất rồi.

Lại một lần, đi học đêm tiếng Trung về, Vân và một bạn đi vòng ra phía sau xe bus để qua đường. Mắt chỉ nhìn về phía có xe chạy không để ý phía ngược lại, vừa bước qua khỏi làn đường đi bộ thì một chiếc xe máy đi ngược chiều tông tới, lúc đó chỉ kịp cảm thấy quai hàm đau nhói, sách vở bị hất văng đi, còn cô bạn Vân thì bay mất mắt kính, dép cũng chỉ còn một chiếc. Lần đó cũng là gặp may vì chỉ bị chiếc xe tạt qua một bên, nếu nhanh vài giây không biết tính mạng có giữ nổi không nữa. Nguyên nhân là do xe máy chạy ngược chiều trong làn đường dành cho xe bus, lại bị xe bus che khuất tầm nhìn.

Ngày bình thường qua đường, chỉ cần đợi vài phút trước vạch kẻ dành cho người đi bộ thì sẽ có một nhóm sinh viên đi qua, chỉ cần hòa vào nhóm người đó. Nhưng hôm nay là chủ nhật, sinh viên không phải đến trường. Hôm thứ tư cô giáo kiểm toán căn bản có việc nên được nghỉ, chủ nhật này làm nốt tiết thảo luận để chuẩn bị cho đợt thi. Sáng nay đi học vội quá quên cầm quyển thảo luận, quán poto đóng cửa lại phải chạy qua bên Sân khấu điện ảnh để in. Lấy hết dũng cảm đặt chân xuống đường, một chiếc xe rồ ga phóng vút qua làm Vân giật mình mà thụt chân lại. Tiếng điện thoại reo giục dã inh ỏi, thò tay vào túi quần để lôi điện thoại ra thì nhác thấy bóng một người đi xuống. Vân vội vàng chạy theo.

- Anh ơi, đơị em sang đường với.

Hắn đi chậm lại, vừa đi vừa giơ tay để xin đường. Vân nép vào bên phải hắn, không để ý tới chiếc điện thoại vẫn rung dữ dội trong túi quần. Sang bên kia an toàn, Vân nhìn hắn tính nói cảm ơn, mới phát hiện tay mình nắm chặt áo khoác hắn làm cho một vạt áo trở nên nhàu nhĩ, chiếc ba lô vì thế cũng bị lệch.

Vân đỏ mặt xấu hổ:

- Em cảm ơn anh ạ.

- Sợ sang đường thì lần cứ đi chậm thôi, xe nó sẽ tránh mình. Hắn nói. Vân nhìn tấm lưng gầy của hắn khoác ba lô quay đi.

Vân chạy hộc tốc vào lớp. May quá, nhóm chín vừa phản biện xong, nộp bài cho cô giáo, Vân vào chỗ ngồi mặt tái nhợt, tim vẫn đập thình thịch do lúc nãy chạy quá nhanh.

- Làm gì mà gọi mãi không nghe máy thế? Tưởng cậu trốn luôn thì xếp cho cậu điểm D.

Điện thoại 3 cuộc gọi nhỡ.

***

Tháng mười hai, Hà Nội thực sự rất lạnh. Nhưng nếu sống ở đây quen rồi, cái lạnh Hà Nội thực sự là một dư vị khó quên đối với tất cả mọi người. Hà Nội lạnh, khoác tay nhau đi chợ sinh viên mà mua sắm. Quần áo rét vừa rẻ, vừa đẹp. Hà Nội lạnh, chiếc xe chở đầy ngô nướng, khoai nướng bốc khói hun hút lại làm người ta ấm lòng. Hà Nội lạnh, chảo xúc xích đang rán thơm lừng, nem chua rán đủ làm ấm cái bụng. Hà Nội lạnh, cúc họa mi xuống phố, tô điểm thêm cái về đẹp dịu dàng trong những ngày đông rét buốt. Hà Nội lạnh, yêu nhất là ngày chủ nhật, chui vào chăn ấm và nằm lì trong đấy, có tỉnh giấc thì nằm trong chăn ấm mà bấm điện thoại chiu chiu hoặc chát chit, hoặc facebook. Sinh viên sướng thế mà bố mẹ ở nhà lăn mặt ngoài đồng vẫn lo con đi học phải khổ. Đây có lẽ là một nghịch lý. 11h vẫn chưa thảo luận xong, Vân gọi điện cho Thúy để nhờ nó nấu cơm hộ nhưng thuê bao quý khách vừa gọi không liên lạc được.


12h, Vân về đến phòng trọ. Cái Thúy đang nằm trong chăn, vẻ mặt buồn bực. Cơm đã nấu xong.

- Tao thảo luận về muộn, hôm nào nấu bù cho. Mà điện thoại mày sao tao gọi không được?

- Mất rồi.

- Sao lại mất?

- Chả biết sao lại mất nữa, lúc sáng vẫn còn, lúc đi chợ về thì không thấy đâu nữa.

- Chắc mày đánh rơi lúc đi chợ.

- Không, lúc tao đi chợ với cái Hằng, điện thoại sắp hết pin, tao chạy lên vứt điện thoại vào nhà định tí nữa về sạc.

- Mày tìm kỹ chưa?

- Rồi mà. Tao ném điện thoại lên giường. Lúc về tìm rồi không thấy.

- Lúc về cửa khóa không?

- Cửa vẫn khóa. Nhưng cửa sổ thì tao mở, nhà mình có bao giờ đóng cửa sổ đâu.

Đang ăn cơm thì Nga và Hằng chạy qua.

- Chị Thúy ơi, Hằng nói chị bị mất điện thoại ạ? Nga hỏi

- Ừ, mất rồi. Cái điện thoại người yêu cũ chị tặng cho chị, chị tiếc lắm.

- Thôi bỏ đi mày, điện thoại mất rồi đỡ mất công mày nhớ đến hắn. Mai cứ lấy tạm tiền dạy thêm của tao mà mua cái mới. Vân an ủi

- Tao là người trọng tình cảm, cái điện thoại đó có ý nghĩa với tao.

- Chị Thúy ơi, lúc em đi học về gặp anh Huy đi từ trên cầu thang nhà mình xuống. Em chào mà anh ấy có vẻ lúng túng lắm, mặt còn đỏ lựng lên nữa.

- Huy là thằng nào?

- Cái anh ở phòng cầu thang mới chuyển đến tuần trước đó chị, lúc em về lấy áo để đi giao hàng cho khách. Em gặp anh ấy chỗ cầu thang tầng mình. Lúc nãy, Hằng về nói chị bị mất điện thoại nên em chạy qua bảo lại với chị.

- Nhất định là hắn rồi. Thúy gần như khẳng định.

- Còn chưa có bằng chứng gì, nói thế oan người ta. Vân nói.

- Oan gì? Tao với mày sống đây lâu rồi, trước giờ xóm này có mất gì đâu. Hôm trước tao còn bị mất cái tai nghe, nghĩ chắc bỏ đâu đó, vậy mà tìm mãi không ra.

- Nhưng mà anh ấy có vẻ cũng đẹp trai và tử tế, nhìn không giống chị ạ. Nga phân bua.

- Mày không nghe câu trai càng đẹp càng nguy hiểm à. Thúy mắng Nga

- Con Nga nó mê trai lắm, anh đó chuyển đến xóm mình chưa có ai gặp mà nó đã hỏi ra tên tuổi rồi. Không khéo con này làm gián điệp cho anh ta. Hằng trêu chọc.

- Hôm đó tao ở quê lên, vác cái bì gạo rõ to. Anh ấy bê giúp tao lên cầu thang không là chết đứ đừ rồi. Tao cầm vở cho anh ấy nên thấy tên thì đoán thế thôi. Nga cãi.

- Dù sao cũng chưa có cơ sở nào nói người ta lấy điện thoại mày, mày cứ bình tĩnh đã.

- Bình tĩnh làm sao được. Ôi, Vân ngố ơi là Vân ngố, mày hiền quá trách gì toàn bị lừa.

- Chị Vân bị lừa á chị? Hai đứa há hốc mồm.

- Ừ, Năm thứ nhất, nó bị mượn luôn cái xe đạp. Ngốc thế, không quen biết gì mà cũng đưa cho người ta như thật.

- Thì người ta nói là chở bạn đang bị đau bụng đi bệnh viện.

- Thế nên người ta mượn luôn còn để mày đứng đợi ngẩn tò te chứ gì.

- Còn nữa nhá, hôm chị ở quê ra, nó ra bến xe Mỹ Đình đón chị. Có bà bán tăm bảo nó mua tăm giúp hội từ thiện mà nó cũng mua. Năm mươi nghìn một gói đó em.

- Ôi chị Vân, nhìn mặt chị sáng sủa thế này mà sao để bị lừa thảm hại thế chị.

- Thế nên lần này không thể để cái lương thiện của con Vân làm mình bị hoa mắt được. Thúy tuyên bố.

Xóm trọ có tất cả 7 phòng, phòng của Vân và Hằng cạnh nhau, chơi với nhau thân hơn các phòng còn lại, có đồ ăn ngon ở quê gửi ra đều chia cho nhau. Hằng với Nga đều quê ở Hải Dương. Hai đứa rất thích giọng miền Trung của Nga và Vân nên những ngày đầu mới chuyển đến, hôm nào cũng sang xin các chị dạy ngoại ngữ cho, còn chuẩn bị cả một quyển sổ để ghi lại từ mới nữa, học hành vô cùng chăm chỉ. "Chị ơi, Mô, tê, răng, rứa là sao chị?", " Chị ơi, thằng bạn Nghệ An lớp em nó nói em là trốc tru" Chắc là do khổ luyện thành tài nên giờ nói gì hai đứa nó cũng hiểu, thỉnh thoảng còn bắt chước nữa, người yêu của Hằng cũng là người miền Trung. Mỗi lần đi học về, hai đứa không thèm mở cửa phòng nó nữa mà chạy thẳng qua phòng Vân, vứt ba lô lên giường, nằm tỉ tê ở đó chán chê, hoặc là ngủ luôn ở đó. Phòng ở cầu thang có một người con trai vừa mới chuyển đến, là phòng đẹp và đắt nhất trong xóm trọ, phòng khép kín trong khi các phòng khác đều sinh hoạt chung, mọi tiện nghi trong phòng cũng khá đầy đủ. Phòng có một cái tủ 4 cánh để đựng quần áo, còn có một cái rèm che cửa sổ và được lắp nóng lạnh nữa. Nghe nói trước đây được xây cho bác gái ở quản lý xóm trọ. Khi xây được nhà mới ở bên cạnh, xóm trọ cũng ổn định nên bác cũng không ở đây nữa mà cho thuê, thỉnh thoảng mới qua kiểm tra. Tuần trước, nghe nói có một người con trai vừa chuyển đến phòng đó nhưng hắn rất ít khi ra khỏi phòng, mọi người trong xóm gần như là không biết mặt. Nếu đã có điều kiện để ở một mình trong phòng như thế thì anh chàng này không có lý do gì để ăn cắp vặt một cái điện thoại cục gạch, nhưng mọi chuyện trên đời này đều có thể xảy ra. Ví như, đội tuyển Việt Nam đã nắm chắc sẽ thắng Malaixia trên sân Mỹ Đình ở bán kết lượt vể AFF, người ta bảo "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" mà cuối cùng lại để thua 4-2. Đến nỗi, bình luận viên các báo suốt ngày rên rỉ "chuyện gì cũng có thể xảy ra". Hay như Brazin với Đức ấy, dụi mắt mấy cái đã thấy ba bàn. Đấy là theo lý thuyết của một fan cuồng bóng đá.

Vân sống ở đây bốn năm rồi, bác chủ nhà rất tốt, biết sinh viên khó khăn, nên tháng nào chưa có tiền chỉ cần xuống nói với Bác là bác đều cho nợ. Các xóm xung q
QUAY LẠI
Bài viết liên quan !
Tải game android iphone ipad, Truyện ngắn tình yêu
Từ khóa Google : ,,
C-STAT29/203

80s toys - Atari. I still have