XEMMIENPHI.WAP.SH
wap giải trí miễn phí
Update hình ảnh người đẹp 2015
Tiểu thuyết tình yêu cảm động

Truyện ngắn hay - Chuyện thường ngày ở phố làng

Lượt xem :
áo mà tất tật đồ đạc trong “hang ổ” của tôi. “Ai đời các thứ cứ chất đống trên sàn không biết đâu là sạch đâu là bẩn, đâu là dùng đâu là vứt đi nữa!”.
“Làm gì mà Bố Mẹ phải nghiêm trọng thế!”. Tôi thở hắt, nghĩ thầm. “Đống quần áo ở phía chân giường ấy là quần áo bẩn mà con chưa kịp quăng vào máy giặt. Còn cái đống để ở gần tủ, là quần áo sạch. Chẳng qua con chưa kịp gấp đấy thôi!”.
Đấy, rõ ràng, tôi… bừa bãi một cách có lý. Vả lại, theo chuẩn mực của tôi, sống trong một căn phòng lôi thôi hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới. Ừ thì đôi lúc phải bới loạn lên để tìm thấy cái chun buộc tóc giữa đống chăn gối lùng bùng, hay cái khuyên tai bị vùi lấp trong đám quần áo lùm xùm, nhưng… rõ là chẳng có gì nghiêm trọng cả! Cuốn truyện đọc dở rơi cạnh ghế bành, tôi nhớ. Bình nước để trên giá sách, tôi nhớ. Thỏi son dưỡng môi bị lăn vào gầm tủ, tôi cũng nhớ luôn. Tôi có thể thò tay với cái khăn buộc đầu vắt trên chấn song cửa sổ, lôi ra chính xác cái túi xách nhét dưới đáy tủ quần áo, và quơ lấy cái áo chống nắng treo ở tay nắm cửa, trước khi chạy ào ra khỏi phòng.
Thế nên, đâu có gì nghiêm trọng cơ chứ!
“Chả khác gì vợ thằng Khờ!” – Mẹ tôi lại đế thêm. “Sau này đứa nào rước mày xong nó lại lót lá chuối đem trả về!”.
Ấy cái viễn cảnh “lót lá chuối trả về” chẳng làm tôi thấy xi nhê gì. Ngược lại, tôi còn nghĩ: “Ờm, đoảng như chị ấy vẫn có chồng con đoàng hoàng ấy thôi, sao mẹ phải lo nhỉ!”.
PHỐ LÀNG XÔN XAO
Bỏ qua “ổ” của tôi và “ổ” nhà anh Khờ (do chị vợ anh bày ra), chúng ta hãy cùng ra “phố”.
Thú thực, chỗ nhà tôi đúng là một cái làng, chẳng qua sau khi chia tách sáp nhập gì đấy, thì “làng” mới lên đời thành “phố”. Mà rõ là làng tôi hơi bị “phố”! Buổi sáng, đi ba bước ra đến đầu “phố” đã gặp một đống hàng: Bún riêu, bún ốc, bún chả, bún mọc, bánh cuốn nóng, trứng vịt lộn, cả… cháo lòng tiết canh. Đương nhiên, như phố, cũng sẽ có những hàng rong bán xôi, bánh rán, bánh mì, bánh giò, bánh nếp… ngồi “góc phố”. Trưa, chiều: Cái chợ to đùng – mà cũng chỉ đi thêm vài bước chân – sẽ họp, tha hồ đông vui. Mẹ chả bao giờ phải lo lắng lên danh sách ăn gì – mua gì, vì dù có mua thiếu đi chăng nữa, thì chạy ù cái ra chợ là xong! Tối muộn chợ đóng cửa, thì hàng tạp hóa bán cả tỉ thứ bà rằn vẫn còn mở đến tận khuya, cùng với quán ăn vặt những nem chua, ốc, khoai, trà chanh, nước mía… cả hiệu thuốc, tiệm gội đầu, phòng mạch, phòng khám răng, sửa xe rửa xe… Tóm lại là, rất phố!
Cơ mà phố tôi lại cũng hơi bị “làng”! Mặc kệ hàng tạp hóa mở cửa từ sớm đến khuya, mặc kệ chợ to đùng ngày nào cũng họp rộn rịp, thì chúng tôi vẫn có hẳn một cái… chợ phiên, mỗi cuối tuần, ở ngay sau nhà (không phải đi một bước chân nào cả!).
“Chợ phiên” bắt đầu từ đợt có dịch… lợn tai xanh, một cô, không muốn mua thịt ở chợ nữa nên nhờ mẹ cô mua thịt ở quê gửi cho. Mọi người ùn ùn nhờ gửi theo và thế là cô Bán Thịt quyết định nhờ mẹ cô mua luôn cả con lợn (đã thịt), rồi lên đây xẻ ra bán lại cho mỗi nhà một ít. Sau này tiện thể gửi thịt, mẹ cô Bán Thịt gửi… tất cả các thứ có thể gửi và có thể bán: Bí xanh, bí đỏ, đu đủ, bí thơm… Cô Bán Thịt bận rộn đến nỗi phải có thêm hai “trợ lý”: Một người ghi chép (ai mua bao nhiêu cân thịt, ai mua chịu chưa trả tiền, cái chân giò này phải để phần ai…); người kia giúp gói đồ, chuyển đồ cho khách.
Sau khi đã có “cái ăn”, chợ phiên phát triển đến “cái mặc”. Hàng xóm sát vách nhà tôi, có chị con gái đã đi lấy chồng. Cuối tuần chị về thăm bố mẹ. Thấy “chợ” đông vui, chị liền ôm quần áo trẻ con ra bán. Đủ cả đồ cho bé trai, bé gái. Đủ kích cỡ sắc màu chất liệu.
Thế là những người mua thịt có thể qua ngó quần áo, bới quần áo trong lúc chờ xẻ thịt. Và những người mua quần áo, có thể tiện tay xách thêm thịt, lạp sườn, rau củ quả… Chợ phiên vì thế lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui.
À, nhân thể đang nói dở chuyện làng, để tôi kể luôn chuyện nhà anh Khờ trong con mắt của xóm làng. Vốn tính chăm chỉ tháo vát yêu động vật quý trẻ em, anh Khờ chiều vợ thôi rồi và bây giờ khi chị mang bầu thì anh càng chiều chị hơn. Buổi sáng anh là quần áo cho chị, mua đồ ăn sáng cho chị, chở chị đi làm rồi đến chiều lại rước chị về, anh nấu nướng cơm nước để chị… nghỉ ngơi. Ăn tối xong, lại là anh rửa bát còn chị nằm xem ti vi. Và việc nặng nhọc nhất mà chị làm, có lẽ là… thêu tranh. Chị thích tranh thêu chữ thập, thế nên nếu chị không nghỉ ngơi hoặc xem tivi, thì y như rằng chị lại tẩn mẩn giở đồ lề ra ngồi thêu. (Thôi được, từ bây giờ chúng ta hãy gọi chị là chị Thêu).
Anh Khờ chiều vợ, không có gì sai trái. Nhưng chị Thêu đâm ra hơi hơi lười biếng ỷ lại, thì xóm giềng yêu quý anh Khờ thấy như thế thật là không phải.
- Thôi, chuyện vợ chồng nhà nó, xen vào làm gì!
- Mọi người bảo nhau thế.
BÀ NGOẠI TÁI XUẤT GIANG HỒ
Đận ấy, Bà ngoại “yô lô” đang ở cùng với bác tôi, ở trong làng (làng thật chứ không phải “phố làng” nhà tôi). Bác tôi làm nghề nông. Nhà bác có vườn, có ruộng để trồng rau, trồng lúa, lại có cả một khu tạm gọi là “trang trại” ở đầu làng để nuôi lợn, nuôi gà, thả cá. Như vậy thì cũng khá là vui – tôi nghĩ thế. Ăn gạo tự mình cấy, ăn rau mình tự trồng, ăn gà mình tự chăn, ăn cá tự mình thả, ăn trứng tự… gà nhà mình đẻ ra. Nhưng chỉ nghĩ vậy thì vui chứ còn sống vậy thì hơi vất vả. Vừa phải quản rất nhiều khu vực khác nhau từ nhà ra đồng, rồi thì lo bán rau bán gà bán trứng… nên nhà bác rất bận, thời gian biểu lung tung, cơm nước chẳng đúng giờ gì hết. Thế nên khi Bà ở đấy, mọi người đều khá là lo lắng.
Một hôm buổi tối, Bố Mẹ về làng, tiện đường chạy qua nhà bác lấy ít trứng. Định tạt qua thôi, chắc mẩm giờ này Bà đi ngủ rồi (hôm nào Bà chả đi ngủ từ sáu, bảy giờ tối!). Nhưng hôm đó, lạ lùng thay: Đã chín giờ tối mà Bà vẫn đi ra đi vào. Bố vừa đến, Bà túm ngay:
- Chú vào đây tôi cho xem cái này.
- Sao bà giờ này chưa ngủ hả bà? – Bố ghé sát tai hỏi oang oang.
- Tôi bực quá không thể ngủ được chú ạ!
Thế rồi Bà kéo Bố vào nhà, chỉ cho xem tận nơi một cái khung hình. Đây là quà mừng thọ của làng. Các cụ “bô lão” được mời lên đình làng chụp ảnh hẳn hoi, rồi làng phóng ảnh, lồng khung kính gửi về tặng các cụ. “Ôi cái hôm chụp ảnh, Bà tất bật sửa soạn từ sáng sớm!” – Bác tôi kể.
Ấy thế mà khi nhận ảnh về Bà lại bực không ngủ được là sao?
- Tôi ngoài tám mươi rồi, sao nó chụp tôi như sáu mươi thế này bực quá!
Bố thầm cười, nghĩ: “Hẳn là phô-tô-sốp quá đà đây mà!”. Nhưng Bố đương nhiên không dám cười to, đã vậy lại còn sáng trí lảng luôn sang chuyện khác:
- Bà sang nhà con ở đi bà!
- Ờ… không được. Tôi phải ở đây… bán trứng!
- Thế thì bà không phải ở đâu, mang trứng sang nhà con bán! – Mẹ nói, và đã nghĩ ngay đến cái “chợ phiên” cuối tuần.
Sáng hôm sau, Bà hớn hở hòm xiểng qua nhà tôi.
CAO THỦ VÕ LÂM
Bà sang được vài ngày thì một hôm, tôi đi học về, sà vào bàn ăn tối, mà… nuốt không trôi.
- Sao hôm nay cơm nát, canh bí cũng nát thế này mẹ ơi… – Tôi vừa ăn vừa rên hừ hừ. – Sặc. Lại còn mặn cong cả lưỡi!
- Ừ hôm nay chị Thêu nấu cơm cho nhà mình.
Sặc. Lần này thì tôi sặc thật. Tôi ho rũ ra, mà cố ho cho mau còn hỏi Mẹ. Chuyện này quả là hot và sốc tận óc.
- Sao chị í lại nấu? Anh Khờ đi đâu ạ? (Ấy chúng tôi mặc nhiên cho rằng nếu ai đó có thể nấu cơm hộ thì chỉ có anh Khờ mà thôi!).
- Ừ hôm nay mẹ đi làm về muộn, về đến nơi thì đã thấy cơm nước xong xuôi. Hỏi bà thì bà bảo là chị Thêu nấu.
Thì ra đầu đuôi câu chuyện là thế này. Như mọi ngày, anh Khờ cặm cụi nấu cơm tối còn chị Thêu bữa nay chán thêu, chị đi loanh quanh ra chợ rồi về. Trên “đường” từ chợ về nhà, chị gặp Bà ở cửa và vào chơi với Bà. Trúng giờ nấu cơm, mà Mẹ thì chưa thấy đâu. Bà liền chỉ đạo chị Thêu nấu nướng. Mẹ về tới nhà, thấy cơm nước xong xuôi cũng choáng. Tất cả chúng tôi đều biết chị Thêu có bao giờ phải đụng tay làm ba cái việc lẻ tẻ này đâu!
- Chết thật, sao bà lại bắt nó làm? – Mẹ hỏi, trong lúc vẫn đang không tin nổi vào mắt.
- Nó như con cháu trong nhà, có cơm thì ăn mà có việc thì làm chứ sao!
- Nhưng mà nó đang mang bầu kìa bà!
- Bầu thì làm sao? Nấu cơm chứ làm cái gì? Ấy đấy, thế sau này con nó đẻ ra mà có ngày nó bảo “Cụ ơi cụ trông cháu cho con một lúc” thì chả nhẽ tôi không trông à? Thế thì giờ nó cũng phải giúp đỡ tôi chứ!
Kể từ đó, không thấy chị Thêu qua lại nhà tôi vào tầm giờ nấu nướng nữa.
Nhưng rồi, ít lâu sau, chúng tôi được mời qua nhà chị dự tiệc mừng sinh nhật anh Khờ, mà chính tay chị vào bếp nấu nướng. Ôi giời ơi. Chúng tôi bấm bụng nhắc nhau hãy can đảm và dũng cảm (để thưởng thức đồ ăn của chị Thêu!) trong lúc vẫn còn choáng không thốt nên lời!
Chỉ có mình Bà ngoại đủng đỉnh ung dung không thèm sốc cũng chả thèm choáng.
- Nộm này cháu làm khá đấy! Chua ngọt vừa vặn. Nem gói cũng đều tay phết rồi đấy! – Bà thủng thẳng “chấm điểm”. – Có điều nước chấm chưa đúng lắm đâu.
- Hình như hơi mặn bà nhỉ? Hơi ít chua nữa thì phải. Để cháu sửa luôn! – Chị Thêu nhanh nhảu.
Chúng tôi cứ mắt tròn mắt dẹt nhìn Bà với chị Thêu. Không hiểu trong lúc Bố Mẹ đi làm và tôi đi học, hai bà cháu đã… làm gì nhau?
- Bà ơi, mai anh Khờ về quê. Tối bà sang ngủ với cháu nhé! – Chị Thêu ghé tai Bà.
Bà ngoại cười thích chí (chả khác gì tôi khi được sang ngủ với Bông, với Củ Lạc!). Còn chúng tôi vẫn cứ đờ đẫn mãi không thôi!
GÓP SẠP CHỢ PHIÊN
Trước sự “tiến bộ” vượt bậc của chị Thêu, tổ tò vò của tôi cũng trở nên gọn gàng sạch đẹp hơn rất nhiều. Sách đã ở giá sách. Bình nước, cốc thủy tinh đã ở trên bàn. Chun buộc tóc, son dưỡng môi, vòng vèo… đã ở tủ gương. Quần áo (bẩn) đã có sọt riêng, để đầy rồi đem giặt. Quần áo (sạch) đã gấp gọn xếp trong tủ, còn quần áo mặc dở đã treo ngay ngắn trên mắc.
Có gì liên quan giữa sự tiến bộ của chị Thêu và tổ tò vò gọn gàng của tôi? Đương nhiên không phải là chị Thêu sang dọn cho tôi rồi! Chính tôi dọn chứ! Chỉ vì, tôi thấy, sẽ hơi bị ái ngại cho Bà ngoại, nếu Bà dạy dỗ chị Thêu phải gọn gàng ngăn nắp trong khi chính… cháu gái của Bà lại như quái vật lôi thôi! Và sẽ rất ngại, cho chính tôi, nếu một ngày kia cũng có một… Bà ngoại của ai đó xuất hiện và… lên lớp tôi như một chị vợ siêu (thị) đoảng (tôi không sợ bị “lót lá chuối giả về” nhưng chả hiểu sao tôi sợ Bà ngoại!).
Tôi cũng bớt ngủ nướng cuối tuần, để… xuống nhà bán trứng.
Bạn biết rồi đấy, vì lời hứa với Bà nên đến “chợ phiên” cuối tuần, nhà tôi cũng… đem một rổ trứng ra bày trước cửa, góp vào “chợ phiên” vốn đã rất nhộn nhịp đông vui! Bên trái là hàng quần áo trẻ em sặc sỡ. Bên phải là hàng thịt, với cả thịt lẫn lạp sườn gác bếp, bí xanh bí đỏ đu đủ bí thơm…
Bà ngoại sẽ ngồi đọc báo và trông chừng rổ trứng, hễ có ai hỏi mua thì Bà sẽ móm mém cười: “Tôi chả biết giá giếc thế nào đâu, bác chờ tí nhé!”, rồi gọi: “Kem ơi, bán trứng đi này!”.
Và khi tôi cặm cụi gói từng quả trứng vào giấy báo, trước khi xếp vào túi để “khách” cầm cho khỏi vỡ, bà cũng sẽ lại móm mém cười bảo: “Bảo nhà bác í trả thêm tiền đi, bán trứng đã chả được lãi xu nào lại còn mất bao nhiêu là giấy báo!”.
RIDDIKULUX
P/S: Đến giờ thì bạn đã hiểu tại sao câu chuyện này được viết ra bên rổ trứng rồi chứ?
QUAY LẠI
Bài viết liên quan !
Tải game android iphone ipad, Truyện ngắn tình yêu
Từ khóa Google : ,,
C-STAT236/4290

Snack's 1967