Tiểu thuyết Sống Chung Với Mẹ Chồng
Lượt xem : |
/>
- Ông xã tuyệt quá!
Lúc đó mẹ chồng đi ngang qua cửa phòng bếp, thấy Hứa Bân đang rửa bát, vội vàng gọi thất thanh:
- Trời ơi, con trai, sao con lại rửa bát! Để đấy, để mẹ rửa! - Bà không phê phán Hy Lôi, nhưng bà đi thẳng vào, giằng cái giẻ rửa bát trong tay con trai, đưa tay ra định rửa, đẩy con trai sang một bên, - Tránh ra, tránh ra, đàn ông đừng có loanh quanh trong bếp, mẹ ghét nhất là đàn ông ở trong bếp, giống đàn bà lắm!
Từ đó, chỉ cần Hy Lôi rửa bát, Hứa Bân định giúp đỡ là mẹ chồng lập tức xuất hiện, bảo là để đó mình rửa. Mấy lần như thế, Hy Lôi chẳng dám mong ước xa xỉ là Hứa Bân sẽ rửa bát giúp mình nữa.
Tối nào ăn cơm xong, cả nhà cũng ngồi ở phòng khách xem tivi với nhau. Hy Lôi không thích xem tivi, nhưng chưa gì đã chui về phòng mình thì không hay lắm, thế là ngày nào cô cũng ngồi xem một lát, mẹ chồng thích xem phim Hàn, thi thoảng còn bình luận vài câu, có lúc còn khen Hy Lôi vài câu:
- Cái nhân vật nữ chính trong phim này mẹ thấy cũng chẳng ra sao, còn không xinh bằng Hy Lôi nhà mình! Đúng không con trai! - Mỗi khi như thế, Hứa Bân thường đắc ý nói:
- Đương nhiên rồi!
Hy Lôi nghe mẹ nói vậy, chỉ cười nhạt. Đa phần thì mẹ chồng thấy cảm khái trước những cô con dâu hiền thục, đảm đang của Hàn Quốc:
- Nhìn con dâu Hàn Quốc ngoan ngoãn thế, lại hiểu phép tắc nữa, lúc nào cũng cung kính với bố mẹ chồng.
Hy Lôi giả bộ như không nghe thấy, có lúc xem thấy trong tivi có những cô gái rất giỏi giang trong công việc, lúc nào cũng ngẩng cao đầu trước đám đàn ông, mẹ chồng lại chặc lưỡi:
- Một người đàn bà ra ngoài xuất đầu lộ diện, chỉ trỏ sai bảo bọn đàn ông thì còn ra cái gì. Đàn bà cứ ngoan ngoãn ở nhà chăm chồng chăm con phải tốt không!
Có lúc Hy Lôi không nhịn được phản bác vài câu:
- Mẹ, tư tưởng của mẹ từ đời nào rồi, xã hội hiện đại, ai có năng lực thì người đó làm việc. Có những người phụ nữ chỉ hợp ở nhà chăm con, nhưng có người thì hợp với cuộc sống ở công ty, không thể vơ đũa cả nắm được. - Mẹ chồng không nói lại được Hy Lôi, nhưng vẫn không chịu thua:
- Dù sao mẹ thấy đàn bà mạnh mẽ quá cũng không tốt!
Hàng ngày, thời gian cô thấy thoải mái nhất chính là lúc rửa bát xong và về phòng của mình. Lên mạng, viết bài, đọc sách, nghe nhạc, tự do tự tại, sau khi sự tự do của mình bị gói gọn trong gian phòng ngủ, Hy Lôi phát hiện ra chỉ có nơi này là thuộc về mình thực sự. Nhà bếp là khoảng trời riêng của mẹ chồng, thư phòng là nơi bố chồng thường trong đó, tất cả đều là sách vở và những bức tranh mà ông thích, phòng khách là nơi công cộng. Nhưng cuối cùng Hy Lôi mới phát hiện ra, thì ra phòng ngủ của mình thực ra là nơi hoàn toàn không có chút riêng tư nào sau khi cô đi làm. Buổi tối rửa bát xong, lúc tìm đồ lót, Hy Lôi phát hiện ra quần áo của mình ở trong tủ đã bị sắp xếp lại, nó không có vẻ bừa bộn như trước mà được sắp xếp rất gọn gàng. Quyển sách mình đã đọc xong tiện tay để ở đầu giường cũng được đặt lên giá sách. Những điều này đều là mẹ chồng cô làm lúc dọn dẹp phòng sau khi họ đã đi làm. Đúng thế, mẹ chồng cô rất chăm chỉ dọn dẹp phòng ngủ của vợ chồng cô, nhưng trong lòng Hy Lôi lại cảm thấy rất không thoải mái, mẹ chồng cô thì thấy chẳng có gì không ổn cả, buổi tối lúc xem tivi, bà nói với Hy Lôi như thể đang dạy con gái mình:
- Con gái thì phải thu dọn phòng mình sạch sẽ một chút, thấy quần áo trong tủ bừa bộn thì phải gập lại chứ. - Hy Lôi lặng lẽ lắng nghe, không biết phải trả lời thế nào, đành im lặng.
Cơ quan của Hy Lôi cách nhà 4, 5 bến xe buýt, 8 rưỡi sáng vào làm, thói quen của Hy Lôi là dậy vào lúc 6 rưỡi sáng, nửa tiếng đánh răng rửa mặt và chải đầu, nửa tiếng ngồi xe buýt, tới cơ quan là khoảng hơn 7h40 phút, sau đó thu dọn bàn làm việc rồi ăn sáng, thời gian vừa vặn. Nhưng từ sau khi kết hôn, thói quen này đã bị phá vỡ. Giờ giấc ngủ nghỉ của mẹ chồng rất có quy luật, hôm nào cũng không xem tivi quá 10 giờ, cứ đúng 10 giờ là đi ngủ, sáng đúng 6 giờ là dậy, sau đó quét dọn ở bên ngoài, rồi còn phụ trách đứng ngoài gọi họ:
- Con trai, Hy Lôi, dậy thôi, 6 giờ rồi. Chậm chạp là muộn đấy.
Nếu không nghe thấy động tĩnh gì thì cứ cách 5 phút bà lại gọi một lần. Hứa Bân ý chí rất kiên cường nên anh vẫn có thể ngủ tới 7 rưỡi trong tiếng gọi của bà. Lâu dần, đồng hồ sinh học của Hy Lôi cũng bị điều chỉnh về trước nửa tiếng, cứ tới 6 giờ là cô tự động tỉnh. Tới cơ quan cô lại phải ngủ bù một chút, đồng nghiệp Tiểu Lộc ở cùng ban biên tập đùa cô:
- Còn trẻ, đừng lao lực quá nhé!
Hy Lôi cười khổ trong bụng, họ đâu biết ở nhà mình có một cái đồng hồ báo thức rất tận tâm!
Có thể đây chính là hôn nhân! Cô nhớ lại câu nói kinh điển của Trương Ái Linh, “Đời người giống như một chiếc váy xinh đẹp, trong đó chứa đầy rận!”, trong lòng cô thầm nói với mình: thay đổi, không thể thay đổi, hãy chấp nhận đi!
Chương 3: Mẹ chồng của mẹ chồng
Tuần thứ ba sau đám cưới, mẹ chồng chính thức tỏ ra bất mãn với con trai, nói là Hy Lôi không khéo nói, cả ngày, số lần gọi “mẹ” chỉ đếm trên đầu ngón tay, bà rất buồn, rất đau lòng. Mẹ chồng nói, Hứa Bân hãy lập tức về phòng “hỏi tội” Hy Lôi.
Hy Lôi thấy chồng nói thế, chẳng biện giải gì cả, đúng thế, sáng sớm cô đã đi làm, buổi chiều mới quay về, thời gian ở cùng nhau có hạn, thêm vào đó mình cũng không quen tự nhiên gọi một người vốn chẳng có quan hệ gì với mình là “mẹ”, thực sự là cô cảm thấy rất ngượng miệng, rất xa lạ. Cuối cùng Hy Lôi nói, rồi mình sẽ dần dần thích ứng, dần dần sửa chữa.
Khi nói những điều này, trong lòng Hy Lôi bất giác nghĩ:
- Dựa vào gì mà nói mình, mình có thấy bà ấy gọi mẹ chồng của bà là mẹ mấy đâu!
Nhà này cứ cách hai tuần là có một chương trình cố định, đó là ra ngoại thành thăm ông bà nội của Hứa Bân, cũng chính là bố mẹ chồng của bà Phương Xảo Trân, bố mẹ của ông Hứa Trường Thiên. Ông Hứa Trường Thiên quê gốc ở Hà Nam, năm xưa bố mẹ ông vì tránh nạn đói mà tới thành phố phương Bắc này, sinh cơ lập nghiệp ở đây, bố ông làm thuê cho người ta, mẹ ở nhà làm ruộng, vất vả nuôi lớn được 4 người con cả trai cả gái, ông Hứa Trường Thiên là con cả trong nhà, dưới ông còn một người em trai và hai người em gái, năm xưa chỉ có mình ông là đi học đại học, nên Hứa Trường Thiên rất hiếu thuận, cứ cách dăm bữa nửa tháng, ông lại tranh thủ ngày cuối tuần không có việc gì quan trọng thì về nhà thăm bố mẹ. Ông Hứa Trường Thiên là kiểu “đàn ông phượng hoàng” rất điển hình của thời đại đó, nhưng bà Phương Xảo Trân lại không được coi là “phụ nữ khổng tước”. Do nguyên nhân thời đại, năm xưa bà tốt nghiệp cấp hai xong là về quê, sau khi quay lại thành phố thì nhờ các mối quan hệ vào làm cho một xưởng sản xuất bột mì. Bà cũng chẳng xinh đẹp gì, tuổi xuân cứ nhàn nhạt trôi qua, rồi người ta giới thiệu cho bà ông Hứa Trường Thiên khi đó còn là một nhân viên kỹ thuật. Bà Phương Xảo Trân mỗi lần nhớ lại cuộc gặp gỡ năm xưa là lại có cảm giác tự hào rất mãnh liệt, thường trêu chồng mình:
- Năm xưa anh đi coi mắt mà chẳng có bộ quần áo nào ra hồn, áo sơ mi thì đi mượn, quần thì thủng một lỗ to, cũng chỉ có em là không chê anh thôi.
Ông Hứa Trường Thiên thấy vợ nói vậy thì chỉ cười. Sau khi hai người kết hôn thì rất ân ái với nhau, bà Phương Xảo Trân có những ưu điểm mà những cô gái thành phố khác không có, chăm chỉ, tiết kiệm, giỏi làm việc nhà, an phận thủ thường, một lòng một dạ với chồng, đối xử với bố mẹ chồng cũng tốt, cứ dăm bữa nửa tháng lại cùng chồng về thăm bố mẹ chồng, lúc nào cũng rất ngoan ngoãn, lễ phép. Không lâu sau bà mang thai, sức khỏe không tốt nên mẹ chồng lên chăm sóc bà, từ đó nảy sinh một loạt các mâu thuẫn, mẹ chồng đã phạm phải “tội tày đình” với bà, tới hôm nay nhắc lại với nhớ như in. Những việc đó Hy Lôi chỉ biết đôi chút qua những lời kể tội của mẹ chồng mình với bố chồng, chứ không dám hỏi Hứa Bân, không biết rốt cuộc là bất hòa thế nào mà khiến họ trở mặt với nhau như thế.
Cuối tuần này, cả nhà lại tới thăm ông bà nội. Nơi đó gọi là thôn Thược Dược, ở ngay gần đường quốc lộ. Ông bà nội sống trong một căn nhà cũ có mấy gian, liễu xanh che trước cửa nhà, phía sau là một khoảng đất trống, ông bà trồng ít rau xanh để ăn, Hy Lôi rất thích nơi đó.
Vừa bước vào nhà, Hy Lôi đã chào:
- Con chào ông bà! - Hai người già cười rạng rỡ. Con dâu Phương Xảo Trân thì không nói gì, đi thẳng vào phòng, thấy ông bà cười tươi tắn thì lườm một cái.
Bà nội kéo tay Hy Lôi, đưa cho cô quả hồng, bảo cô ăn. Ông bà mỗi lần thấy Hy Lôi tới là luôn dành cho cô những món mà ông bà nghĩ là ngon, rồi quấn lấy cô nói chuyện, giọng Hà Nam rất nặng, Hy Lôi nghe không hiểu lắm, chỉ mỉm cười gật đầu, chứng tỏ mình đang chăm chú lắng nghe, ông bà cảm thấy rất vui. Bà nội nói chuyện với con dâu mình, kể về thu hoạch nhà nông, hỏi công việc của con trai, cười cười nói nói, thậm chí còn nói bằng giọng rất thận trọng, nhưng bà Phương Xảo Trân thường chỉ trả lời qua loa hoặc nhăn mũi, bĩu mỗi, bà nội lại đành ngượng ngùng quay đầu đi chỗ khác.
Lúc ăn cơm trưa, bà nội vẫn liên tục bảo Hy Lôi phải ăn nhiều một chút:
- Lôi Lôi, ăn nhiều một chút, mau sinh cho ông bà thằng chắt đích tôn!
Hy Lôi biết người già ai cũng thích nói nhưng câu đại loại như bế cháu, bế chắt nên miệng chỉ nói:
- Dạ vâng, cháu biết rồi!
Mẹ chồng nghe vậy lập tức đón lời:
- Bà nội con nói đúng đấy, các con phải tranh thủ còn trẻ, mau sinh lấy một đứa, sức khỏe khôi phục nhanh, mà cũng tranh thủ lúc mẹ còn trẻ, trông con cho hai đứa.
Hứa Bân nghe vậy, lập tức phản bác:
- Mẹ! Mẹ nói gì thế! Bọn con vừa mới cưới, còn trẻ, có con sớm quá phiền phức lắm! - Mẹ chồng còn định nói tiếp, nhưng thấy con trai nói vậy, lại chẳng biết nói gì nữa.
Ăn cơm xong, bà Phương Xảo Trân ra vườn hái cà, bà nội với ông Hứa Trường Thiên ngồi trong phòng nói chuyện, Hy Lôi chơi với con chó nhỏ ngoài sân. Qua cửa sổ, cô âm thầm nghe thấy tiếng bà nội khóc nhỏ bên trong, bố chồng cô và Hứa Bân đều ở bên an ủi, ông nội thì chỉ thở dài. Hy Lôi sợ mọi người khó xử nên len lén tránh ra xa.
Trên đường về, cả nhà ngồi trong xe nhưng không ai nói câu nào, không khí rất kỳ lạ.
2.
Buổi tối, Hy Lôi và Hứa Bân đã ngủ say. Bỗng dưng trong phòng bố mẹ vang lên tiếng cãi nhau nho nhỏ. Sau đó, âm thanh càng lúc càng to.
- Bao nhiêu năm nay, em gọi được mấy tiếng mẹ? Đã là mẹ chồng rồi mà còn như thế. - Bố chồng giận dữ.
Tiếng rít lên của mẹ chồng:
- Bà ấy có chỗ nào đáng để tôi gọi là mẹ, chỗ nào đáng để tôi tôn trọng, tuần nào tôi cũng theo anh về thăm bà ấy là giữ thể diện cho anh lắm rồi.
- Em như thế thì thà không về.
- Không về thì không về, anh tưởng tôi thích à! Nghèo rớt mùng tơi, nhớ năm xưa, đi coi mắt tôi đến cái quần ra hồn còn không có, lúc cưới nhau cái đéo gì cũng chẳng mua cho tôi. - Mẹ chồng lại nhắc tới chuyện năm xưa, giọng nói mỗi lúc một to.
Bố chồng là người hay sĩ diện, nghe bà lại kể khổ, giận tới mức giọng nói phát run:
- Không mua sao cô còn cưới tôi, người như cô thì tìm được ai ra hồn, có người cưới cô là may lắm rồi, tôi mà thích ra đường có cả nắm! - Từ ngữ của bố chồng r
QUAY LẠILúc đó mẹ chồng đi ngang qua cửa phòng bếp, thấy Hứa Bân đang rửa bát, vội vàng gọi thất thanh:
- Trời ơi, con trai, sao con lại rửa bát! Để đấy, để mẹ rửa! - Bà không phê phán Hy Lôi, nhưng bà đi thẳng vào, giằng cái giẻ rửa bát trong tay con trai, đưa tay ra định rửa, đẩy con trai sang một bên, - Tránh ra, tránh ra, đàn ông đừng có loanh quanh trong bếp, mẹ ghét nhất là đàn ông ở trong bếp, giống đàn bà lắm!
Từ đó, chỉ cần Hy Lôi rửa bát, Hứa Bân định giúp đỡ là mẹ chồng lập tức xuất hiện, bảo là để đó mình rửa. Mấy lần như thế, Hy Lôi chẳng dám mong ước xa xỉ là Hứa Bân sẽ rửa bát giúp mình nữa.
Tối nào ăn cơm xong, cả nhà cũng ngồi ở phòng khách xem tivi với nhau. Hy Lôi không thích xem tivi, nhưng chưa gì đã chui về phòng mình thì không hay lắm, thế là ngày nào cô cũng ngồi xem một lát, mẹ chồng thích xem phim Hàn, thi thoảng còn bình luận vài câu, có lúc còn khen Hy Lôi vài câu:
- Cái nhân vật nữ chính trong phim này mẹ thấy cũng chẳng ra sao, còn không xinh bằng Hy Lôi nhà mình! Đúng không con trai! - Mỗi khi như thế, Hứa Bân thường đắc ý nói:
- Đương nhiên rồi!
Hy Lôi nghe mẹ nói vậy, chỉ cười nhạt. Đa phần thì mẹ chồng thấy cảm khái trước những cô con dâu hiền thục, đảm đang của Hàn Quốc:
- Nhìn con dâu Hàn Quốc ngoan ngoãn thế, lại hiểu phép tắc nữa, lúc nào cũng cung kính với bố mẹ chồng.
Hy Lôi giả bộ như không nghe thấy, có lúc xem thấy trong tivi có những cô gái rất giỏi giang trong công việc, lúc nào cũng ngẩng cao đầu trước đám đàn ông, mẹ chồng lại chặc lưỡi:
- Một người đàn bà ra ngoài xuất đầu lộ diện, chỉ trỏ sai bảo bọn đàn ông thì còn ra cái gì. Đàn bà cứ ngoan ngoãn ở nhà chăm chồng chăm con phải tốt không!
Có lúc Hy Lôi không nhịn được phản bác vài câu:
- Mẹ, tư tưởng của mẹ từ đời nào rồi, xã hội hiện đại, ai có năng lực thì người đó làm việc. Có những người phụ nữ chỉ hợp ở nhà chăm con, nhưng có người thì hợp với cuộc sống ở công ty, không thể vơ đũa cả nắm được. - Mẹ chồng không nói lại được Hy Lôi, nhưng vẫn không chịu thua:
- Dù sao mẹ thấy đàn bà mạnh mẽ quá cũng không tốt!
Hàng ngày, thời gian cô thấy thoải mái nhất chính là lúc rửa bát xong và về phòng của mình. Lên mạng, viết bài, đọc sách, nghe nhạc, tự do tự tại, sau khi sự tự do của mình bị gói gọn trong gian phòng ngủ, Hy Lôi phát hiện ra chỉ có nơi này là thuộc về mình thực sự. Nhà bếp là khoảng trời riêng của mẹ chồng, thư phòng là nơi bố chồng thường trong đó, tất cả đều là sách vở và những bức tranh mà ông thích, phòng khách là nơi công cộng. Nhưng cuối cùng Hy Lôi mới phát hiện ra, thì ra phòng ngủ của mình thực ra là nơi hoàn toàn không có chút riêng tư nào sau khi cô đi làm. Buổi tối rửa bát xong, lúc tìm đồ lót, Hy Lôi phát hiện ra quần áo của mình ở trong tủ đã bị sắp xếp lại, nó không có vẻ bừa bộn như trước mà được sắp xếp rất gọn gàng. Quyển sách mình đã đọc xong tiện tay để ở đầu giường cũng được đặt lên giá sách. Những điều này đều là mẹ chồng cô làm lúc dọn dẹp phòng sau khi họ đã đi làm. Đúng thế, mẹ chồng cô rất chăm chỉ dọn dẹp phòng ngủ của vợ chồng cô, nhưng trong lòng Hy Lôi lại cảm thấy rất không thoải mái, mẹ chồng cô thì thấy chẳng có gì không ổn cả, buổi tối lúc xem tivi, bà nói với Hy Lôi như thể đang dạy con gái mình:
- Con gái thì phải thu dọn phòng mình sạch sẽ một chút, thấy quần áo trong tủ bừa bộn thì phải gập lại chứ. - Hy Lôi lặng lẽ lắng nghe, không biết phải trả lời thế nào, đành im lặng.
Cơ quan của Hy Lôi cách nhà 4, 5 bến xe buýt, 8 rưỡi sáng vào làm, thói quen của Hy Lôi là dậy vào lúc 6 rưỡi sáng, nửa tiếng đánh răng rửa mặt và chải đầu, nửa tiếng ngồi xe buýt, tới cơ quan là khoảng hơn 7h40 phút, sau đó thu dọn bàn làm việc rồi ăn sáng, thời gian vừa vặn. Nhưng từ sau khi kết hôn, thói quen này đã bị phá vỡ. Giờ giấc ngủ nghỉ của mẹ chồng rất có quy luật, hôm nào cũng không xem tivi quá 10 giờ, cứ đúng 10 giờ là đi ngủ, sáng đúng 6 giờ là dậy, sau đó quét dọn ở bên ngoài, rồi còn phụ trách đứng ngoài gọi họ:
- Con trai, Hy Lôi, dậy thôi, 6 giờ rồi. Chậm chạp là muộn đấy.
Nếu không nghe thấy động tĩnh gì thì cứ cách 5 phút bà lại gọi một lần. Hứa Bân ý chí rất kiên cường nên anh vẫn có thể ngủ tới 7 rưỡi trong tiếng gọi của bà. Lâu dần, đồng hồ sinh học của Hy Lôi cũng bị điều chỉnh về trước nửa tiếng, cứ tới 6 giờ là cô tự động tỉnh. Tới cơ quan cô lại phải ngủ bù một chút, đồng nghiệp Tiểu Lộc ở cùng ban biên tập đùa cô:
- Còn trẻ, đừng lao lực quá nhé!
Hy Lôi cười khổ trong bụng, họ đâu biết ở nhà mình có một cái đồng hồ báo thức rất tận tâm!
Có thể đây chính là hôn nhân! Cô nhớ lại câu nói kinh điển của Trương Ái Linh, “Đời người giống như một chiếc váy xinh đẹp, trong đó chứa đầy rận!”, trong lòng cô thầm nói với mình: thay đổi, không thể thay đổi, hãy chấp nhận đi!
Chương 3: Mẹ chồng của mẹ chồng
Tuần thứ ba sau đám cưới, mẹ chồng chính thức tỏ ra bất mãn với con trai, nói là Hy Lôi không khéo nói, cả ngày, số lần gọi “mẹ” chỉ đếm trên đầu ngón tay, bà rất buồn, rất đau lòng. Mẹ chồng nói, Hứa Bân hãy lập tức về phòng “hỏi tội” Hy Lôi.
Hy Lôi thấy chồng nói thế, chẳng biện giải gì cả, đúng thế, sáng sớm cô đã đi làm, buổi chiều mới quay về, thời gian ở cùng nhau có hạn, thêm vào đó mình cũng không quen tự nhiên gọi một người vốn chẳng có quan hệ gì với mình là “mẹ”, thực sự là cô cảm thấy rất ngượng miệng, rất xa lạ. Cuối cùng Hy Lôi nói, rồi mình sẽ dần dần thích ứng, dần dần sửa chữa.
Khi nói những điều này, trong lòng Hy Lôi bất giác nghĩ:
- Dựa vào gì mà nói mình, mình có thấy bà ấy gọi mẹ chồng của bà là mẹ mấy đâu!
Nhà này cứ cách hai tuần là có một chương trình cố định, đó là ra ngoại thành thăm ông bà nội của Hứa Bân, cũng chính là bố mẹ chồng của bà Phương Xảo Trân, bố mẹ của ông Hứa Trường Thiên. Ông Hứa Trường Thiên quê gốc ở Hà Nam, năm xưa bố mẹ ông vì tránh nạn đói mà tới thành phố phương Bắc này, sinh cơ lập nghiệp ở đây, bố ông làm thuê cho người ta, mẹ ở nhà làm ruộng, vất vả nuôi lớn được 4 người con cả trai cả gái, ông Hứa Trường Thiên là con cả trong nhà, dưới ông còn một người em trai và hai người em gái, năm xưa chỉ có mình ông là đi học đại học, nên Hứa Trường Thiên rất hiếu thuận, cứ cách dăm bữa nửa tháng, ông lại tranh thủ ngày cuối tuần không có việc gì quan trọng thì về nhà thăm bố mẹ. Ông Hứa Trường Thiên là kiểu “đàn ông phượng hoàng” rất điển hình của thời đại đó, nhưng bà Phương Xảo Trân lại không được coi là “phụ nữ khổng tước”. Do nguyên nhân thời đại, năm xưa bà tốt nghiệp cấp hai xong là về quê, sau khi quay lại thành phố thì nhờ các mối quan hệ vào làm cho một xưởng sản xuất bột mì. Bà cũng chẳng xinh đẹp gì, tuổi xuân cứ nhàn nhạt trôi qua, rồi người ta giới thiệu cho bà ông Hứa Trường Thiên khi đó còn là một nhân viên kỹ thuật. Bà Phương Xảo Trân mỗi lần nhớ lại cuộc gặp gỡ năm xưa là lại có cảm giác tự hào rất mãnh liệt, thường trêu chồng mình:
- Năm xưa anh đi coi mắt mà chẳng có bộ quần áo nào ra hồn, áo sơ mi thì đi mượn, quần thì thủng một lỗ to, cũng chỉ có em là không chê anh thôi.
Ông Hứa Trường Thiên thấy vợ nói vậy thì chỉ cười. Sau khi hai người kết hôn thì rất ân ái với nhau, bà Phương Xảo Trân có những ưu điểm mà những cô gái thành phố khác không có, chăm chỉ, tiết kiệm, giỏi làm việc nhà, an phận thủ thường, một lòng một dạ với chồng, đối xử với bố mẹ chồng cũng tốt, cứ dăm bữa nửa tháng lại cùng chồng về thăm bố mẹ chồng, lúc nào cũng rất ngoan ngoãn, lễ phép. Không lâu sau bà mang thai, sức khỏe không tốt nên mẹ chồng lên chăm sóc bà, từ đó nảy sinh một loạt các mâu thuẫn, mẹ chồng đã phạm phải “tội tày đình” với bà, tới hôm nay nhắc lại với nhớ như in. Những việc đó Hy Lôi chỉ biết đôi chút qua những lời kể tội của mẹ chồng mình với bố chồng, chứ không dám hỏi Hứa Bân, không biết rốt cuộc là bất hòa thế nào mà khiến họ trở mặt với nhau như thế.
Cuối tuần này, cả nhà lại tới thăm ông bà nội. Nơi đó gọi là thôn Thược Dược, ở ngay gần đường quốc lộ. Ông bà nội sống trong một căn nhà cũ có mấy gian, liễu xanh che trước cửa nhà, phía sau là một khoảng đất trống, ông bà trồng ít rau xanh để ăn, Hy Lôi rất thích nơi đó.
Vừa bước vào nhà, Hy Lôi đã chào:
- Con chào ông bà! - Hai người già cười rạng rỡ. Con dâu Phương Xảo Trân thì không nói gì, đi thẳng vào phòng, thấy ông bà cười tươi tắn thì lườm một cái.
Bà nội kéo tay Hy Lôi, đưa cho cô quả hồng, bảo cô ăn. Ông bà mỗi lần thấy Hy Lôi tới là luôn dành cho cô những món mà ông bà nghĩ là ngon, rồi quấn lấy cô nói chuyện, giọng Hà Nam rất nặng, Hy Lôi nghe không hiểu lắm, chỉ mỉm cười gật đầu, chứng tỏ mình đang chăm chú lắng nghe, ông bà cảm thấy rất vui. Bà nội nói chuyện với con dâu mình, kể về thu hoạch nhà nông, hỏi công việc của con trai, cười cười nói nói, thậm chí còn nói bằng giọng rất thận trọng, nhưng bà Phương Xảo Trân thường chỉ trả lời qua loa hoặc nhăn mũi, bĩu mỗi, bà nội lại đành ngượng ngùng quay đầu đi chỗ khác.
Lúc ăn cơm trưa, bà nội vẫn liên tục bảo Hy Lôi phải ăn nhiều một chút:
- Lôi Lôi, ăn nhiều một chút, mau sinh cho ông bà thằng chắt đích tôn!
Hy Lôi biết người già ai cũng thích nói nhưng câu đại loại như bế cháu, bế chắt nên miệng chỉ nói:
- Dạ vâng, cháu biết rồi!
Mẹ chồng nghe vậy lập tức đón lời:
- Bà nội con nói đúng đấy, các con phải tranh thủ còn trẻ, mau sinh lấy một đứa, sức khỏe khôi phục nhanh, mà cũng tranh thủ lúc mẹ còn trẻ, trông con cho hai đứa.
Hứa Bân nghe vậy, lập tức phản bác:
- Mẹ! Mẹ nói gì thế! Bọn con vừa mới cưới, còn trẻ, có con sớm quá phiền phức lắm! - Mẹ chồng còn định nói tiếp, nhưng thấy con trai nói vậy, lại chẳng biết nói gì nữa.
Ăn cơm xong, bà Phương Xảo Trân ra vườn hái cà, bà nội với ông Hứa Trường Thiên ngồi trong phòng nói chuyện, Hy Lôi chơi với con chó nhỏ ngoài sân. Qua cửa sổ, cô âm thầm nghe thấy tiếng bà nội khóc nhỏ bên trong, bố chồng cô và Hứa Bân đều ở bên an ủi, ông nội thì chỉ thở dài. Hy Lôi sợ mọi người khó xử nên len lén tránh ra xa.
Trên đường về, cả nhà ngồi trong xe nhưng không ai nói câu nào, không khí rất kỳ lạ.
2.
Buổi tối, Hy Lôi và Hứa Bân đã ngủ say. Bỗng dưng trong phòng bố mẹ vang lên tiếng cãi nhau nho nhỏ. Sau đó, âm thanh càng lúc càng to.
- Bao nhiêu năm nay, em gọi được mấy tiếng mẹ? Đã là mẹ chồng rồi mà còn như thế. - Bố chồng giận dữ.
Tiếng rít lên của mẹ chồng:
- Bà ấy có chỗ nào đáng để tôi gọi là mẹ, chỗ nào đáng để tôi tôn trọng, tuần nào tôi cũng theo anh về thăm bà ấy là giữ thể diện cho anh lắm rồi.
- Em như thế thì thà không về.
- Không về thì không về, anh tưởng tôi thích à! Nghèo rớt mùng tơi, nhớ năm xưa, đi coi mắt tôi đến cái quần ra hồn còn không có, lúc cưới nhau cái đéo gì cũng chẳng mua cho tôi. - Mẹ chồng lại nhắc tới chuyện năm xưa, giọng nói mỗi lúc một to.
Bố chồng là người hay sĩ diện, nghe bà lại kể khổ, giận tới mức giọng nói phát run:
- Không mua sao cô còn cưới tôi, người như cô thì tìm được ai ra hồn, có người cưới cô là may lắm rồi, tôi mà thích ra đường có cả nắm! - Từ ngữ của bố chồng r
Bài viết liên quan !
Về Trang Chủ ›
Hình nền gái xinh ›
Người đẹp Ngọc Trinh ›
Hotgirl Hàn Quốc ›
Truyện teen hay ›
Tiểu thuyết ngôn tình ›
Truyện nhiều tập ›
Truyện tình cảm ›
Đọc truyện tình yêu ›
Truyện cười chọn lọc
Tải game android iphone ipad, Truyện ngắn tình yêu229/5945